Để quyết định có hay không đầu tư một dự án, có rất nhiều yếu tố và công cụ để đánh giá liệu dự án đó có tiềm năm hay không, có nên đầu tư hay không, một trong số những công cụ thường được các bậc quản lý sử dụng đó là chỉ số Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư – Return In Investment (ROI). Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ROI là gì, cách tính ROI như thế nào với ví dụ thực tế và những ưu, nhược điểm khi sử dụng phương pháp tính ROI.
Return In Investment (ROI)
Tỉ lệ hoàn vốn đầu tư - ROI là một biện pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc để so sánh một số khoản đầu tư khác nhau. ROI rất quan trọng để tính toán vì nếu một khoản đầu tư không có ROI dương hoặc nếu có các cơ hội khác với ROI cao hơn, thì không nên thực hiện đầu tư.
Công thức tính tỉ lệ ROI như sau:
ROI được sử dụng rộng rãi trong hầu hết tất cả các doanh nghiệp và các quyết định đầu tư của các nhà đâu tư cá nhân hay tổ chức. Đây là phép đo đơn giản nhất về tỷ lệ phần trăm lợi nhuận mà nhà đầu tư tạo ra trong khoản đầu tư của mình. Nó giúp so sánh dự án đầu tư hiệu quả cao và thấp. Điều này, giúp các nhà đầu tư và các nhà hoạch định tài chính, cố vấn và nhà quản lý tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư của họ bằng cách đầu tư vào các khoản đầu tư với lợi nhuận cao hơn.
Một phương pháp tính tương tự là thời gian hoàn vốn giản đơn (payback period). Công cụ này dùng để đo lường một khoản đầu tư mất bao lâu để trả cho chính nó. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là sẽ không tính đến chi phí tài chính và chi phí cơ hội.
Ưu điểm và nhược điểm của ROI
Về ưu điểm:
ROI giúp các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính nhanh chóng kiểm tra triển vọng của một khoản đầu tư để tránh việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào một dự án đầu tư không hiệu quả
ROI cũng giúp tìm ra cũng như đo lường lợi nhuận tiềm năng trên các cơ hội đầu tư khác nhau.
ROI cũng hỗ trợ trong việc hiểu và đo lường lợi ích của đầu tư trong các bộ phận khác nhau trong công ty
ROI giúp đo lường sự cạnh tranh trên thị trường.
Lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng ROI cho quyết định đầu tư là đơn giản nhưng hiệu quả. Việc tính toán ROI là một trong những tính toán đơn giản nhất trong các tỷ số tài chính.
Về nhược điểm:
Trong tính toán ROI, yếu tố thời gian bị bỏ qua hoàn toàn, đó là nhược điểm chính của biện pháp này. Để hiểu những điều này, hãy xem một ví dụ:
Ông. A đã đầu tư 10.000 USD vào cổ phiếu của công ty X vào năm 2016 và bán khoản đầu tư này năm 2019 với giá 15.000 USD. Vì vậy, ROI của ông là 50%
Ông B đầu tư số tiền tương tự vào cổ phiếu của công ty Y và bán hết cổ phần đó trong năm 2015 và thu về 15.000. Vậy ROI của khoản đầu tư của ông Y cũng là 50%.
Nhưng thời gian để ông X và ông Y đầu tư số tiền này là khác nhau. Với ông Y thì chỉ cần 1 năm trong khi ông X cần tới 4 năm. Vì “Thời gian là tiền”, nên giá trị thực tế lợi nhuận 50% không giống giữa như nhau giữa hai nhà đầu tư. Nói một cách thực tế, nếu chúng ta tính cả lạm phát và giá trị thời gian của tiền thì lợi nhuận mà ông A kiếm được thấp hơn lợi nhuận của ông B mặc dù có cùng một chỉ số ROI là 50%
Quá trình tính toán khác nhau của ROI làm cho nó trở nên khác nhau. Trong khi một công ty tính toán bằng một công thức, nhà đầu tư có thể tính toán bằng cách sử dụng các công thức khác, và sau đó tạo ra sự khác biệt về quan điểm và sự nhầm lẫn.
Ví dụ về việc sử dụng ROI trong quyết định đầu tư
Hãy cùng tìm hiểu về một ví dụ về phương pháp phân tích ROI và Payback period về một dự án triển khai sử dụng phần mềm quản lý kho như sau.
Tổng đầu tư ban đầu: $310,510
Tiết kiệm hàng năm (những chi phí có thể cắt giảm): $379,735
Tỉ lệ ROI =[($379,735 – $310,510)/$379,735] x 100 = 22%
Thời gian hoàn vốn: = ($379,735/$310,510) x 12 = 9.8 tháng
Để ra được những con số như trên, chúng ta cùng đi vào chi tiết cách tính toán như bảng bên dưới:
Đây có thể không phải là một bức tranh hoàn toàn đúng về việc quyết định đầu tư vì ROI không thể hiện tầm nhìn dài hạn, đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Nhưng ROI vẫn là một công cụ vô cùng hữu hiệu trong việc lựa chọn đầu tư, ROI sẽ giúp đưa ra một bức tranh hợp lý về dự án đầu tư, những tiềm năng mà dự án sẽ đem lại, đó sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư có những quyết định chính xác.
---
Nguồn tham khảo:
eFinance management
Warehouse Management - Gwynne Richards -3rd edition
Comentários