Dịch vụ thuê ngoài (oursourcing) không phải là một khái niệm mới trong lĩnh vực logistics, đặc biệt trong thời đại phát triển của công nghệ, các công ty muốn tập trung vào những giá trị cốt lõi của mình và tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, họ sẽ sử dụng những dịch vụ thuê ngoài. Trong lĩnh vực kho vận cũng không phải là ngoại lệ. Hiện tại, có rất nhiều các công ty làm dịch vụ bên thứ 3 (third parties) cho thuê kho và quản lý hàng cho khách hàng (dịch vụ kho). Bạn là chủ hàng và đang băn khoăn về việc tính phí trong khi thuê kho hoăc bạn là nhà kinh doanh muốn tham tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực kinh doanh cho thuê và vận hành kho? Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phí và cách tính phí thông thường của dịch vụ cho thuê và quản lý kho.
Các phí của dịch vụ thuê và vận hành kho cơ bản có thể chia làm ba nhóm
Phí lưu trữ hàng (Storage charges)
Phí Handling (Handling charges)
Dịch vụ giá trị gia tăng (Value added service)
PHÍ LƯU TRỮ HÀNG (STORAGE CHARGES)
Phí lưu trữ là phí mà nhà cung cấp dịch vụ kho thu từ khách hàng cho việc lưu trữ hàng hóa trong kho của họ, một số cách tính phí lưu trữ cơ bản như sau:
phí tính trên mỗi pallet được lưu trữ mỗi tuần/tháng
phí tính trên mỗi item được lưu trữ mỗi tuần/tháng;
phí tính trên mỗi diện tích (m2) sử dụng mỗi tuần/tháng;
phí tính trên mỗi thể tích (m3) sử dụng mỗi tuần/tháng;
phí tính trên mỗi tấn được lưu trữ mỗi tuần/tháng;
phí tính trên mỗi vị trí kệ sử dụng mỗi tuần/tháng; và
chi phí cho thuê cố định mỗi tuần/tháng.
Trong 6 phương pháp đầu tiên, tổng phí dịch vụ kho sẽ tùy thuộc vào sản lượng của chủ hàng, nhưng nhược điểm là trong những mùa cao điểm có thể trong kho sẽ không còn đủ không gian để lưu trữ lượng hàng tăng lên của khách hàng. Vì thế chủ hàng và nhà cung cấp dịch vụ kho có thể thương lượng về sự cảm kết sử dụng tối thiểu một sản lượng ở mức nào đó để nhà cung cấp dịch vụ kho có thể có kế hoạch giữ chỗ cho khách hàng.
Với phương pháp thuê kho cố định theo tuần/tháng, khách hàng sẽ yêu cầu thuê một dịch tích/số lượng vị trí pallet cũng như diện tích để vận hành và thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) cố định và sẽ trả phí dựa trên lượng cố định này. Ưu điểm của việc này là khách hàng có thể lập ngân sách chính xác cho chi phí mỗi tháng, tuy nhiên trong trường hợp họ không dùng hết toàn bộ không gia cố định họ đã thuê, họ vẫn phải trả tiền toàn bộ những gì họ thuê, và ngược lại nếu họ sử dụng vượt số lượng họ thuê, họ sẽ phải trả thêm phí phát sinh theo thỏa thuận giữa bên dịch vụ kho và khách hàng.
PHÍ HANDING (HANDLING CHARGES)
Nếu như khoản phí lưu trữ là phí thu trên việc lưu trữ hàng hóa ở trong kho thì phí handling là phí thu dựa trên các hoạt động luân chuyển hàng hóa trong kho bao gồm nhận hàng (receiving) , các công việc vận chuyển hàng vào khu vực lưu trữ (put away), và các công việc để xuất hàng (outbound). Thông thường phí handling sẽ được tính dựa trên đơn vị là pallet, tuy nhiên vẫn sẽ có trường hợp tính dựa trên các đơn vị khác như thùng, cái tùy theo yêu cầu của khách hàng. Nếu như doanh thu từ phí lưu trữ hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ kho thường ở một mức nhất định và ổn định thì doanh thu từ phí handing lại là một câu chuyện khác. Như đã đề cập, nhà cung cấp dịch vụ kho sẽ thu phí của khách hàng thông qua số lần luân chuyển hàng hóa và họ sẽ trả chi phí thường tính theo giờ, chính vì vậy nếu trong cùng một đơn vị thời gian có thể thực hiện được nhiều công việc liên quan tới luân chuyển hàng hóa thì lợi nhuận của nhà cung cấp dịch vu kho càng tăng cao. Thông thường cách tính phí handling sẽ dựa trên tổng thời gian để thực hiện các công việc đó cộng với tổng chi phí của các thiết bị xử lý cơ học (Material handling equiment – MHE) được sử dụng. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một ví dụ thông thường về hoạt động nhập hàng (receiving) và đưa hàng vào vị trí lưu trữ (putaway) như sau như sau:
Với quá trình xuất hàng cũng có thể tính tương tự, tuy nhiên trong trường hợp nếu yêu cầu của khách hàng là xuất theo từng lớp (layer – thường được sử dụng với mặt hàng bia, nước giải khát), thùng carton hoặc xuất theo cái (piece) thì nhà cung cấp dịch vụ kho có thể dựa trên nguyên tắc trên để tính toán tổng thời gian cần thiết để lấy hàng (pick) và đóng gói (pack) và xếp hàng lên xe (load) để có thể tính ra được chi phí cho dịch vụ xuất hàng theo từng đơn vị xuất. Nhìn chung, phương pháp xây dựng chi phí dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
Dựa trên tổng các chi phí tính ở trên, nhà cung cấp dịch vụ kho có thể tính ra được chi phí cho từng đơn vị xuất theo yêu cầu của khách hàng.
DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAS)
Hiện nay, kho hàng không chỉ là nơi lưu trữ hàng hóa mà còn là nơi thực hiện rất nhiều các hoạt động giá trị gia tăng nhằm tăng tính hiệu quả của chuỗi cung ứng, từ đó giảm giá thành trên từng sản phẩm và tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Một số hoạt động giá trị gia tăng có thể kể tới trong kho như dán tem dán nhãn (đặc biệt các hàng hóa nhập khẩu muốn lưu thông ở thị trường Việt Nam thì bắt buộc phải có tem tiếng Việt), đóng gói theo yêu cầu, làm giỏ quà khuyến mãi, …
Việc tính chi phí cho từng dịch vụ VAS cũng dựa trên nguyên tắc cở bản đã đề cập bên trên, đó là sẽ tính tổng thời gian cần cho tất cả các bước để thực hiện dịch vụ đó, bao gồm cả nhân công, máy móc cộng thêm các chị phí quản lý, giám sát, chi phí gián tiếp để từ đó tính được chi phí cho từng đơn vị theo yêu cầu của từng khách hàng riêng lẻ
Nguồn tham khảo:
Warehouse Management - Gwynne Richards -3rd edition
Comments